Friday, August 1, 2014


Khi đã không đủ đáp ứng về lý do nghỉ việc, thời hạn báo trước nên dễ bị vướng vào việc chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Cần tham khảo tại Điều 37, 38, 39 và bài viết chấm dứt hợp đồng lao động. Còn đối với việc bồi thường tham khảo Điều 42, 43 Bộ luật lao động.

Đối với người lao động:
  • Không được nhận trợ cấp thôi việc,
  • Bồi thường 1/2 tháng lương,
  • Hoàn trả chi phí đào tạo,
  • Bồi thường khoản tiền lương tương ứng với số ngày không báo trước.

Đối với người sử dụng lao động:
  • Bồi thường 2 tháng lương và bồi thường lương, đóng các BHXH cho những ngày người lao động bị nghỉ việc sai với luật định và nhận lại người lao động. Nếu người lao động không muốn làm thì sẽ được nhận thêm khoản tiền trợ cấp thôi việc. Còn nếu người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động vào làm việc thì ngoài tiền bồi thường + trợ cấp thôi việc, thì phải trả thêm một khoản tiền thỏa thuận.
  • Bồi thường khoản tiền tương ứng với số ngày không báo trước

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị T làm việc tại công ty A. Ký HĐ 1 năm. Chị báo trước ngày 11/6/2014 đến ngày 11/7/2014 chị nghỉ việc và cho rằng mình đã báo trước đủ 30 ngày theo quy định. Lương chị là 6tr5, trong lúc đi làm được gửi đi đào tạo ở nước ngoài với chi phí đào tạo là 5500$. (làm việc trừ T7 và CN)

Chị T đã lầm tưởng về thời gian báo trước. Thời gian báo trước là phải dựa vào số ngày làm việc thực tế chứ không phải là số ngày trên lịch. Nếu tính từ ngày 11/6 đến 11/7 chỉ được 22 ngày làm việc. Thế là bị thiếu ngày báo trước và phải bồi thường. Không được nhận trợ cấp thôi việc

Bồi thường 1/2 tháng lương = 6tr5 /2 = 3tr250
Hoàn trả chi phí đào tạo: 5500$
Bồi thường số ngày không báo trước là 8 ngày: 8 ngày * Lương ngày  = 2tr
(với Lương ngày= Lương tháng / 26)

Tổng cộng bồi thường 5tr250 và phải hoàn trả lại chi phí đào tạo 5500$
Xét trường hợp này chị đã thực sự không muốn làm trái luật. Chị đã báo trước đầy đủ nhưng do sơ sót và cuối cùng chị cũng đành phải bồi thường.


Ví dụ: Anh V chức trưởng phòng với HĐLĐ không thời hạn, lương 13tr. Do có mâu thuẫn với chủ công ty. Nên công ty đã chấm dứt HĐLĐ ngay và không trả bất cứ khoản tiền bồi thường nào. Đến khi anh V đưa ra tòa giải quyết và đã được công ty chấp nhận sẽ bồi thường.
Bồi thường 2 tháng lương: 26tr
Nếu cho giả định sau 1năm 4 tháng tòa mới quyết định công ty làm sai luật và phải nhận lại người lao động. Lúc này công ty phải đóng BHXH cho những ngày đó và bồi thường 16tháng(1năm 4tháng) không được làm việc.

Bồi thường lương khoản thời gian không được làm việc: 16tháng * 13tr = 208tr
Bồi thường không báo trước với số ngày là 45ngày:  45ngày * Lương ngày = 22tr5 


Tổng cộng bồi thường 256tr5 chưa kể phải đóng lại BHXH các ngày trên.
Nhận lại anh V làm việc. Nhưng anh V đã không muốn làm việc trong công ty nên sẽ được nhận khoản Trợ cấp thôi việc .
Ngoài ra khi anh V nghỉ việc sẽ được thanh toán các chế độ như nghỉ phép năm, trợ cấp thất nghiệp, chốt và nhận lại sổ BHXH.


Qua trên chỉ là những tình huống đơn giản đã cho chúng ta thấy nên cẩn thận khi làm sai luật. Đối với người lao động nên cẩn thận vì số tiền phải đóng phạt cũng không phải nhỏ, khi vẫn còn rất nhiều việc phải lo toan. Còn đối với người sử dụng lao động thì cũng cần phải cẩn thận hơn như qua ví dụ trên. Công ty muốn lãng tránh trách nhiệm của mình, càng kéo dài, nhây không trả thì số tiền phạt càng cao. Vì vậy cần nên lưu ý cần phải hiểu và biết để áp dụng luật cho chắc. Bài viết này chủ yếu đưa ra để tham khảo về việc chấm dứt bồi thường trái luật sẽ phải bồi thường. Và mọi người cũng nên biết một chút luật. Ngày nay việc tư vấn qua những công ty luật cũng rất thuận tiện, nên mọi người có thể nhờ tư vấn thêm.

Nguồn: Bộ luật lao động. Tình huống tham khảo về việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

0 comments:

Post a Comment