Wednesday, September 3, 2014


Thuyên chuyển có thể hiểu là đổi công việc đang làm sang công việc khác, vị trí công việc khác, hay được phân công công tác ở nơi khác. Thường thấy thuyên chuyển ở những công ty nhà nước như: lãnh đạo công ty này sang lãnh đạo công ty kia, hoặc giáo viên được thuyên chuyển công tác từ trường này sang trường kia. Còn ở những công ty tư nhân thì cũng có thuyên chuyển nữa. Thuyên chuyển từ công ty con sang công ty mẹ, hay từ nhân viên công ty mẹ sang quản lý công ty con, thuyên chuyển từ nhóm này sang nhóm kia, từ dự án này sang dự án kia. Ngoài ra, thuyên chuyển cũng được sử dụng cho những nhân viên đã hết "lửa". Ví dụ như nhân viên văn phòng làm việc nhiều năm, đã bắt đầu thấy nhàm chán với công việc và họ muốn được thử làm những công việc mới, những công việc khác. Thế là thuyên chuyển họ sang làm những công việc khác như marketing, truyền thông, quan hệ khách hàng, thủ kho, sales,.... Thuyên chuyển không phải là đổi việc luôn mà chỉ làm công việc mới trong một khoản thời gian nhất định. Sau khoản thời gian đó, nhân viên sẽ quay lại làm việc cũ. Nhưng lợi ích của nó đã làm cho nhân viên có được động lực, cũng như đã có thay đổi, làm mới mình. Thuyên chuyển còn được dùng để đào tạo nhà lãnh đạo, giám đốc tương lai cho công ty. Nếu thấy cá nhân nào có đủ năng lực, đạo đức và muốn gắn bó lâu dài với công ty. Chúng ta không những đào tạo họ chuyên môn công việc, mà còn đào tạo thêm về quản lý và còn giúp họ hiểu rõ các bộ phận, chức năng, nhiệm của các phòng ban. Để hiểu rõ thì thuyên chuyển thôi vì tai nghe không bằng mắt thấy, mà mắt thấy không bằng làm tại chỗ.

Quy trình thuyên chuyển của mỗi công ty lại rất khác nhau, nhưng chung quy đơn giản có các bước Nhu cầu, lập hồ sơ, công bố quyết định và cuối cùng là lưu hồ sơ

STT
Người thực hiện
Quy trình
Biểu mẫu
1
Trưởng bộ phận, nhân viên có yêu cầu
Nhu cầu thuyên chuyển và đề xuất
 Tờ trình về việc thuyên chuyển. Đề xuất có thể bằng miệng.
2
PNS
Lập hồ sơ
Hồ sơ nhân viên, bảng đánh giá nhân viên, tờ trình…
3
PNS
Công bố quyết định
Các quyết định về việc thuyên chuyển
4
PNS
Lưu hồ sơ




 1) Nhu cầu thuyên chuyển
Dựa vào nhu cầu thuyên chuyển như đã nêu ở trên như: đổi công việc, đổi vị trí làm việc,... mà trưởng bộ phận hay nhân viên có yêu cầu sẽ đề xuất nhu cầu thuyên chuyển lên cấp lãnh đạo, quản lý có thẫm quyền xem xét. Nên viết tờ trình bằng tay với lý do về việc thuyên chuyển để cấp trên xem xét. Hoặc với nhu cầu tạo động lực mới, phát triển thì nhân viên cũng không cần phải làm tờ trình.

2) Lập hồ sơ
Khi đã được ban lãnh đạo chấp thuận thì chuẩn bị và lập hồ sơ về nhân viên thuyên chuyển gồm có hồ sơ nhân viên, các bảng đánh giá nhân viên, tờ trình thuyên chuyển,....

3) Công bố quyết định
Tới đây là bước công bố về quyết định thuyên chuyển cho mọi phòng ban, cá nhân có liên quan tới thuyên chuyển.

4) Lưu hồ sơ:
 Phòng Nhân sự sẽ lưu lại hồ sơ về việc thuyên chuyển như tờ trình (nếu có), các quyết định về thuyên chuyển. Còn nếu nhân viên thuyên chuyển sang công ty khác thì phòng nhân sự công ty kia còn cần phải lưu lại hồ sơ, bảng đánh giá, các chứng chỉ,...

Thuyên chuyển là một công cụ chuyển đổi công việc cho nhân viên. Nếu chúng ta biết cách sử dụng thuyên chuyển thì sẽ đem lại lợi ích rất lớn, không những cho nhân viên mà còn cho công ty. Việc thuyên chuyển còn được đánh giá là công cụ giúp cho nhân viên phát triển, giúp họ hiểu rõ các vấn đề bao quát công ty về chức năng, nhiệm vụ cũng như quy trình hoạt động. Nhưng cần phải lưu ý về việc thuyên chuyển cũng được pháp luật đề cập tới. Như lương ở công việc mới sẽ ra sao, thời hạn thuyên chuyển sẽ bao lâu,... Vì vậy trước khi thuyên chuyển cũng cần phải chú ý tới luật để chắc chắn không có sự vô ý làm trái pháp luật.

0 comments:

Post a Comment