Nếu tuyển dụng là việc có thêm người lao động vào công ty, thì ngược lại chấm dứt hợp đồng lao động cũng có nghĩa là sẽ mất thêm người lao động. Nguyên nhân cho việc chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người sử dụng lao động thì cảm thấy nhân viên không còn phù hợp với sự phát triển của công ty, khó khăn trong kinh doanh, nhân viên không được lòng với sếp, muốn giảm chi phí. Công ty cho chấm dứt hợp đồng lao động nên dựa vào Điều 36 và 38 Bộ luật lao động để áp dụng. Nhưng hiện nay việc chấm dứt hợp đồng của các công ty bị cho là bừa bãi, tùy tiện, trái với pháp luật, không đúng trình tự. Và tất nhiên khi đã sai luật thì sẽ rất dễ phải bồi thường lại cho người lao động một số tiền không hề nhỏ. Không những thế, công ty còn chịu tiếng xấu, mất uy tín, hình ảnh công ty không còn đẹp như những gì mà những ông chủ đã mơ ước là xây dựng hình ảnh công ty vững mạnh nữa.
Về lý do cho nghỉ việc. Công ty không hề đưa ra một lý do cụ thể, hợp lý và được quy định bởi pháp luật. Công ty đưa ra những lý do rất mơ hồ như: thông tin về nhân thân không chính xác, thông tin làm việc thiếu chính xác, không trung thực trong công việc, không nghe lời chỉ đạo của cấp trên,... Ngoài ra công ty còn vịn vào hai cái lý do là thay đổi cơ cấu công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm; và do thiên tai hỏa hoạn trường hợp bất khả kháng... Việc lý do thay đổi công nghệ thì cần phải theo một trình tự nhất định từ lúc giới thiệu, đào tạo cho công việc mới nếu người lao động không thích ứng thì mới cho nghỉ. Còn cái lý do bất khả kháng thì lại vô lý hơn vì đã không bị thiên tai; làm ăn có lời, mở rộng thị trường mà nói là do giảm thu hẹp sản xuất, kinh doanh. Nói chung việc đưa ra lý do về chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đã không hợp tình và không hợp lý theo Điều 36 và 38 Bộ luật lao động. Nếu người lao động đưa ra tòa án giải quyết thì chắc chắn bên phía công ty sẽ bị đuối lý.
Về thời gian báo trước. Theo khoản 2 Điều 38, bắt buộc người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động trước khoản thời gian trước khi cho nghỉ việc. Thời gian báo trước còn tùy thuộc vào hợp đồng lao động của nhân viên. Nếu hợp đồng lao động không xác định thì báo trước ít nhất 45 ngày; hợp đồng xác định thời hạn thì báo trước ít nhất 30 ngày; và các loại hợp đồng thời vụ hay hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng phải báo trước ít nhất 3 ngày. Nhiều công ty chỉ thông báo trước hôm nay thì hôm sau lại không cho người lao động vào làm việc. Thậm chí không hề báo trước, để đến khi người lao động đến nơi làm việc thì mới biết mình đã bị công ty sa thải.
Về đối tượng chấm dứt hợp đồng làm việc. Ngoài ra theo Điều 39, công ty không được chấm dứt hợp đồng đối với các trường hợp sau: người bị tai nạn lao động, ốm đau đang điều trị; người được nghỉ hằng năm, nghỉ phép, nghỉ việc riêng và được sự đồng ý của người sử dụng lao động; người lao động nữ đang thai sản. Việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động không hề chừa một ai cả. Có những trường hợp người lao động là nữ đang mang thai nhưng vẫn bị công ty thản nhiên cho chấm dứt hợp đồng lao động. Hay cũng có trường hợp đang nghỉ để điều trị, thai sản hay đang nghỉ phép làm việc riêng. Khi nghe tin là bị công ty sa thải thì chắc chắn sẽ bị cú sốc rất lớn.
Nói chung việc chấm dứt hợp đồng lao động không hề được công ty chú trọng tới. Và vì thế việc tranh chấp về chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được xem như là những tình huống phổ biến mà hầu hết các công ty gặp phải. Có thể giải thích nguyên nhân là do công ty không nắm vững luật và thái độ muốn làm gì thì làm. Nếu những công ty không khắc phục ngay tình trạng này sẽ dẫn đến hậu quả phải bồi thường số tiền lớn cho người lao động, và sẽ có tên trên mặt báo người lao động về việc làm trái pháp luật, quy định của nhà nước.
0 comments:
Post a Comment