Thursday, July 31, 2014


Hiện nay, đối với những anh chị đã từng nhảy việc, chuyển chỗ làm thì chắn đều biết hoặc có nghe qua đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. Việc chấm dứt hợp đồng có thể hiểu là mỗi bên sẽ "chia tay". Nguyên nhân của việc "mỗi người một nơi" có thể xuất phát từ nguyện vọng của một bên hay cả hai. Về phía người lao động, nguyên nhân có thể nêu ra như: lương thưởng đãi ngộ không hấp dẫn, văn hóa môi trường làm việc không phù hợp, làm việc quá tải, căng thẳng, không được lòng sếp, địa điểm làm việc xa nhà, mong muốn điều mới mẻ,.... Còn về phía người sử dụng lao động, thì nguyên nhân là muốn thay đổi nhân sự mới để mong có thể tăng năng suất, hiệu quả làm việc, nhân viên không còn phù hợp văn hóa của công ty, căng thẳng nội bộ, thay đổi cơ cấu môi trường làm việc, thu hẹp sản xuất, .... Tuy nhiên cả hai cũng đều có nhược điểm là nhiều khi đã chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Và một khi đã trái pháp luật thì rất có rủi ro sẽ bị phạt.

Đầu tiên tôi xin nói sơ qua việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Có 3 trường hợp: Đương nhiên chấm dứt hợp đồng, người lao động đơn phương chấm dứt, người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

TH1: Những trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động phải theo Điều 36 Bộ luật lao động gồm có:
  • Hết hạn hợp đồng
  • Đã hoàn thành công việc được giao
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
  • Người lao động nghỉ hưu
  • Người lao động bị kết án tù giam, bị tử hình, bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án
  • Người lao động bị chết, mất tích, bị mất năng lực hành vi dân sự theo tuyên bố của Tòa
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết, mất tích hoặc đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Người lao động bị sa thải vì vi phạm kỷ luật
TH2: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cần tham khảo Điều 37. Cần phải căn cứ vào hợp đồng. 
Nếu là hợp đồng không thời hạn thì không cần lý do nhưng phải bảo đảm thời gian báo trước ít nhất 45 ngày
Còn hợp đồng xác định thời hạn thì cần phải nêu lý do để biết được thời gian báo trước. Như đối với các lý do: không được bố trí công việc, địa điểm làm việc như đã ký kết; không được trả lương đầy đủ hay trả không đúng hạn; bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động thì báo trước là 3 ngày. Đối với các lý do: bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện công việc; được bầu làm nhiệm vụ ở cơ quan dân cử, giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước thì báo trước là 30 ngày. Có thể thấy đối với các trường hợp phổ biến, bình thường thì chỉ cần báo trước ít nhất 30 ngày, đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì chỉ cần báo trước 3 ngày.
Tóm lại cho dễ nhớ thì việc báo trước đối với HĐLĐ không xác định thời hạn là 45 ngày, còn HĐ xác định thời hạn là 30 ngày. Lưu ý đối với lao động nữ mang thai, thời gian báo trước tùy thuộc vào cơ sở khám chữa bệnh có thẫm quyền.

TH3: Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cần tham khảo Điều 38. Cái khó cho công ty, người sử dụng lao động khi đơn phương là việc nêu ra lý do hợp lý để chấm dứt hợp đồng. Hiện nay lý do được pháp luật ban hành, cho phép được nêu trong Điều 38 như sau:
  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc được giao (theo hình thức xử lý kỷ luật sa thải)
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật mà người sử dụng lao động tìm mọi biện pháp khắc phục, nhưng vẫn thu hẹp sản xuất kinh doanh
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn, mà người lao động vẫn chưa đi làm lại
Và báo trước là 45 ngày đối với hợp đồng không thời hạn, còn hợp đồng có thời hạn là 30 ngày. Lưu ý có những đối tượng mà người sử dụng lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như: người tai nạn lao động, ốm đau đang điều trị; nghỉ phép, nghỉ việc riêng có sự đồng ý của người sử dụng lao động; lao động nữ đang mang thai và nghỉ thai sản.


Đối với những trường hợp làm trái với những quy định trên đây đều được xem như là đơn phương chấm dứt hợp đồng sai luật. Ví dụ như không đúng lý do, không báo trước, báo trước không đúng thời hạn, đơn phương chấm dứt các đối tượng không được phép chấm dứt theo luật. Và tất nhiên khi đã sai thì sẽ phải bị phạt.

Đối với người lao động:
  • Không được nhận trợ cấp thôi việc,
  • Bồi thường 1/2 tháng lương,
  • Hoàn trả chi phí đào tạo,
  • Bồi thường khoản tiền lương tương ứng với số ngày không báo trước.

Đối với người sử dụng lao động:
  • Bồi thường 2 tháng lương và phải trả lương, đóng các BHXH cho những ngày người lao động bị nghỉ việc sai với luật định và nhận lại người lao động. Nếu người lao động không muốn làm thì sẽ được nhận thêm khoản tiền trợ cấp thôi việc. Còn nếu người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động vào làm việc thì ngoài tiền bồi thường + trợ cấp thôi việc, thì phải trả thêm một khoản tiền thỏa thuận.
  • Bồi thường khoản tiền tương ứng với số ngày không báo trước

0 comments:

Post a Comment