Người lao động trả án phí có cao không và bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà không mấy người lao động quan tâm nhưng lại rất cần thiết đối với những trường hợp có tranh chấp lao động nhưng không thể nào hòa giải được và phải đi tới bước cùng "cạn tình cạn nghĩa". Bài viết này tôi sẽ đứng trên vị trí là một người lao động và đang có tranh chấp lao động với công ty, doanh nghiệp.
Tôi xin nói sơ qua quá trình đưa đơn kiện là như sau: Lúc đầu sẽ có tranh chấp, người lao động cần phải thông qua thủ tục hòa giải. Sau đó, nếu hòa giải không được thì mới đưa đơn kiện lên Tòa án nhân dân.
Những vấn đề tranh chấp phổ biến như:
- Xử lý kỷ luật lao động theo phương án sa thải,
- Tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ
- Về BHXH, BHYT
Sau khi người lao động gửi yêu cầu hòa giải thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu, Tổ hòa giải phải giải quyết kết thúc việc hòa giải cụ thể như sau:
- Tại phiên tòa hòa giải sẽ có mặt 2 bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia.
- Hòa giải viên có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng, đưa ra phương án hòa giải cho hai bên. Nếu hai bên chấp nhận hòa giải thì hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải thành.
- Trường hợp hai bên không chấp nhận hòa giải hay một bên tranh chấp đã được triệu tập đến lần thứ 2 nhưng vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng.Việc hòa giải thất bại và hòa giải viên lập biên bản hòa giải không thành.
- Đối với hòa giải không thành hoặc trường hợp hòa giải thành mà 1 trong 2 bên không thực hiện theo trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hiệu 5 ngày cho việc hòa giải mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải thì người lao động mới có quyền nộp đơn lên cho Tòa án yêu cầu giải quyết.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện;
- Bản sao giấy CMND (hoặc hộ chiếu), sổ hộ khẩu gia đình (có y sao bản chính);
- Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động: HĐLĐ, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hay quyết định chấm dứt HĐLĐ, biên bản họp xét kỷ luật lao động,...
- Biên bản hòa giải không thành của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân.
Án phí: phải nộp 2 khoản là tạm ứng án phí và mức án phí sơ thẩm
Tạm ứng án phí: Người có nghĩa vụ phải nộp tạm ứng án phí bằng đúng với mức án phí sơ thẩm trong vụ án lao động không có ngạch; trong vụ án lao động có ngạch phải nộp tiền tạm ứng bằng 50% mức án phí sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết. Thời hạn nộp tạm ứng án phí sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Vụ án không có ngạch là vụ án mà NLĐ không phải yêu cầu giải quyết về một số tiền hoặc không thể xác định giá trị số tiền ở mức cụ thể. Còn những vụ án có ngạch là vụ án mà NLĐ yêu cầu về một số tiền cụ thể.
Mức án phí sơ thẩm:
Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí
dân sự phúc thẩm đối với các vụ án lao động không có giá ngạch là 200.000 đồng
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ
án về tranh chấp lao động có giá ngạch:
Giá trị tranh chấp
|
Mức án phí
|
a) Từ 4.000.000 đồng trở
xuống
|
200.000 đồng
|
b) Từ trên 4.000.000
đồng đến 400.000.000 đồng
|
3% của giá trị tranh
chấp, nhưng không dưới 200.000 đồng
|
c) Từ trên 400.000.000
đồng đến 2.000.000.000 đồng
|
12.000.000 đồng + 2% của
phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
|
d) Từ trên 2.000.000.000
đồng
|
44.000.000 đồng + 0,1%
của phần
giá trị có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
Các trường hợp được miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí sơ thẩm:
- Miễn nộp toàn bộ tạm ứng, án phí đối với trường hợp người lao động đang khởi kiện đòi về lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc bị sa thải, chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
- Người có khó khăn về kinh tế được xác nhận thì được Tòa án miễn giảm nộp một phần tiền tạm ứng, án phí.
Tất cả đều tham khảo theo Bộ luật lao động và những thông tư hướng dẫn.
0 comments:
Post a Comment