Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm bắt buộc phải đóng được nhà nước quy định. Việc tham gia bảo hiểm xã hội có ý nghĩa là san sẽ rủi ro cho nhau, và bảo đảm bù đắp 1 phần khó khăn khi có chuyện không may xảy ra. Nhiều trường hợp lại không đóng bảo hiểm, hay cũng có người đóng bảo hiểm ở mức thấp. Nhưng họ không thể lường trước được những sự cố bất ngờ xảy ra. Lúc mà thật sự cần thì lại không được bảo hiểm trợ cấp hay trợ cấp ở mức thấp. Vì vậy chúng ta cần nên đóng bảo hiểm nghiêm túc. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các loại hình chính như sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
Chế độ ốm đau:
Điều kiện hưởng là người lao động bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc. Đối với các trường hợp bị ốm đau, tai nạn rủi ro do hủy hoại sức khỏe như rượu, bia; sử dụng chất kích thích, ma túy thì sẽ không được hưởng trợ cấp ốm đau. Ngoài ra có con dưới 7 tuổi cũng được tính vào chế độ ốm đau.Thời gian hưởng phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm là dưới 15năm, từ 15năm đến dưới 30năm, trên 30năm thì tương ứng với thời gian hưởng là 30, 40, 60ngày đối với trường hợp làm việc bình thường. Đối với công việc nặng nhọc đội hại, làm việc khu vực có phụ cấp là 0,7 trở lên sẽ được hưởng là 40, 50, 70.
Đối với con người lao động ốm thì tính là 20ngày đối với con dưới 3tuổi; được 15ngày đối với con từ 3tuổi đến dưới 7tuổi.
Mức trợ cấp. Sẽ được 75%L. Nếu mắc bệnh cần điều trị dài ngày, thì từ ngày 181 sẽ tính theo tỉ lệ khác. Tỉ lệ này phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm như trên là dưới 15năm, từ 15năm đến dưới 30năm, trên 30năm tương ứng là 45%, 55%, 65%L.
Chế độ thai sản:
Chế độ thai sản gồm có: lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con; người nhận con nuôi dưới 4tháng tuổi; người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. Trường hợp chế độ thai sản thường phổ biến giải quyết chế độ cho lao động nữ mang thai và sinh con.Điều kiện hưởng: Đối với trường hợp lao động nữ mang thai; đặt các vòng tránh thai, triệt sản thì đang đóng bảo hiểm sẽ được nhận. Riêng đối với trường hợp sinh con và nhận con nuôi thì điều kiện là phải đóng đủ 6tháng trên 12tháng trước khi sinh con và nhận con nuôi. Ví dụ như người lao động sinh con vào 4/5/201x thì tính xét 12tháng trước khi sinh lần lượt là tháng 4,3,2,1,12,11,10,9,8,7,6,5. Vậy 12tháng được tính từ tháng 5/năm x-1 đến tháng 4/năm x.
Thời gian hưởng: Khi khám thai sẽ được hưởng 5 lần, mỗi lần nghỉ 1ngày. Đối với các trường hợp xa cơ sở y tế; lao động nữ mang bệnh lý hay thai không bình thường thì mỗi lần nghỉ 2ngày. Khi sinh con sẽ được hưởng 6tháng, thường thường sẽ được chia ra là nghỉ 2tháng trước khi sinh và nghỉ 4tháng sau khi sinh. Nếu sinh đôi thì được hưởng thêm 1tháng. Đối với nhận con nuôi thì nghỉ tới khi con đủ 4tháng tuổi.
Mức trợ cấp. 100%Lbq của 6tháng liền kề. Đối với sinh con thì sẽ được nhận thêm trợ cấp 1lần = 2 Lmin (Lương tối thiểu chung)
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Bệnh nghề nghiệp là người lao động bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. Và có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.Tai nạn lao động là tai nạn gắn liền với quá trình lao động, làm việc. Như bị tai nạn trong giờ làm việc, trong nơi làm việc; ngoài nơi làm việc và ngoài giờ làm việc khi thực hiện yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyển đường đi và về từ nhà tới nơi làm việc hợp lý. Và phải có mức suy giảm khả năng từ 5% trở lên.
Mức hưởng: phụ thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động. Nếu suy giảm từ 5% đến dưới 30% thì trợ cấp 1 lần; nếu suy giảm trên 30% thì được trợ cấp hằng tháng.
Trợ cấp 1 lần = [5Lmin + (m-5)0,5Lmin] + [0,5L + (t -1)0,3L]
Trợ cấp hằng tháng = [30%Lmin + (m-31)2%Lmin] +[0,5%L + (t-1)0,3%L]
với Lmin: lương tối thiểu chung
L: lương trước khi nghỉ
m: suy giảm khả năng lao động
t: thời gian đóng bảo hiểm.
Với các trường hợp bị nặng
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng theo trên, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung
Người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung. Ngoài ra còn khoản trợ cấp tử tuất sẽ nói sau đây.
Chế độ hưu trí:
Tuổi nghỉ hưu bình thường là 60 với năm, 55 với nữ. Nếu làm đủ 15 năm việc nặng nhọc, độc hại thì tuổi hưu 55-60 với nam, 50-55 với nữ. Các mức này là nghỉ hưu đúng, bình thường.Riêng đối với các trường hợp nghỉ hưu sớm như:
- Nam 50 trở lên, nữ 45 trở lên bị suy giảm 61% trở lên;
- Bị suy giảm 61% trở lên và có 15 năm làm việc nặng nhọc đội hại.
Điều kiện hưởng: Đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm trở lên.
Mức hưởng: Trợ cấp 1 lần và lương hưu
Kể từ khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 31năm đối với nam, 26năm đối với nữ thì sẽ nhận được trợ cấp 1 lần này = 0,5Lbq
Lương hưu = r * Lbq
Cần tham khảo Điều 58,59 Luật bảo hiểm xã hội để biết căn cứ để tính lương bình quân.
r: là tỉ lệ lương hưu. Với 15năm đóng bảo hiểm thì sẽ được 45%, sau đó cứ đóng thêm thì tính thêm tương ứng là 2%với nam và 3%với nữ. Nhưng tối đa là 75%. Sau đó nếu nghỉ hưu sớm thì sẽ bị trừ.
Chế độ tử tuất:
Đối tượng được hưởng: với người lao động đang đóng bảo hiểm; đang bảo lưu hay đang hưởng lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc đều sẽ được nhận thanh toán chế độ tử tuất.Mức hưởng: Trợ cấp mai táng phí + Trợ cấp tuất
Trợ cấp mai táng phí = 10Lmin
Trợ cấp tuất: có 2 loại là tuất hằng tháng và tuất 1 lần. Đối với tuất hằng tháng thì phải đủ cả 2 điều kiện về bản thân người lao động và nhân thân người lao động mới được hưởng. Điều kiện chủ yếu được nhận tuất hằng tháng là người nhà người lao động phải không có thu nhập như ba, mẹ, vợ chồng, con cái. Riêng đối với tuất 1 lần thì không cần ràng buộc nhiều.
Tuất hằng tháng = 50%Lmin cho mỗi nhân thân đủ điều kiện hưởng, không quá 4người
Tuất một lần = 1,5 Lbq
Đối với người hưởng hưu trí thì tuất một lần được dựa trên lương hưu. Nếu chết trong 2 tháng đầu thì sẽ hưởng 48 tháng lương hưu; nếu chết sau 2 tháng, sẽ tính là cứ hưởng 1 lần lương hưu sẽ bị trừ 0,5 tháng hưu. Công thức bao quát: 48 Lhưu - [(t hưu - 2)0,5 Lhưu]. Ví dụ như chết khi qua 3 tháng hưu thì trợ cấp tuất 1 lần = 47,5 Lhưu.
Qua trên là tổng hợp lại những vấn đề cơ bản về luật bảo hiểm xã hội. Hy vọng có ích cho người đọc. Cần phải lưu ý hiện nay việc đóng bảo hiểm khá là gian dối. Có những trường hợp như lao động nữ không đóng bảo hiểm. Tới lúc mang thai thì đi hối hả truy thu đóng những tháng trước đó để được hưởng trợ cấp thai sản. Nhưng chẳng may, lại không truy thu đóng được bảo hiểm. Cuối cùng lại không được trợ cấp thai sản. Tình huống trên là tình huống khá phổ biến. Cứ nghĩ không cần đóng bảo hiểm đâu, không quan trọng việc đóng bảo hiểm. Nhưng khi có chuyện bất ngờ xảy ra thì mới là lúc thật sự cần bảo hiểm. Vì vậy mọi người nên đóng bảo hiểm xã hội nghiêm túc. Và những công ty thật sự chăm lo tới nhân viên, thì ngoài việc cho nhân viên tham gia bảo hiểm xã hội, còn lo cho nhân viên những khoản bảo hiểm ngoài như bảo hiểm 24/24, bảo hiểm cho người nhà như nhiều công ty đã làm.
0 comments:
Post a Comment